Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Luật Giao Thông





Từ năm 2016, bạn chỉ bị cảnh sát giao thông dừng xe khi nằm trong 5 trường hợp này


Theo quy định hiện hành, CSGT không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm đối với 5 trường hợp cụ thể.
Từ năm 2016, bạn chỉ bị cảnh sát giao thông dừng xe khi nằm trong 5 trường hợp này
Người dân hãy nắm rõ luật để không vi phạm khi tham gia giao thông (ảnh: baomoi)
Nhiều người tham gia giao thông hiện nay còn rất mù mờ trong việc nắm luật. Họ không biết vì sao mình bị Cảnh sát giao thông dừng xe và chỉ đến khi phải đóng tiền nộp phạt, họ mới biết mình đã phạm lỗi gì. Để tránh những trường hợp bị dừng, giữ phương tiện, người tham gia giao thông nên nắm rõ luật. 
Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.
Theo Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
4. Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
5. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Từ năm 2016, bạn chỉ bị cảnh sát giao thông dừng xe khi nằm trong 5 trường hợp này
Tùy trường hợp Cảnh sát giao thông mới có quyền dừng, giữ phương tiện (ảnh: cafebiz)
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông không phải là lực lượng duy nhất được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải đeo biển hiệu ở chính giữa ngực bên trái và có giá trị thay thế số hiệu Công an nhân dân.
Đối với các lực lượng cảnh sát khác và công an xã: Theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết, các lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với CSGT bao gồm: Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng …”.
Tuy nhiên lực lượng cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát bảo vệ; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) và công an xã, phường, thị trấn chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm khi không có CSGT.
(Tổng hợp)
Theo Tuổi trẻ thủ đô

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Cách đỗ xe ghép ngang

Cách đỗ xe song song(ghép ngang)


Yêu cầu phải đạt được trong bài này:
+ Không được đè vạch cảm ứng giới hạn trong bài thi
+ Không vượt quá 2 phút trong bài thi này
+ Giữ vòng tua máy không quá 4000 vòng/ phút
+ Không bị tắt máy trong quá trình thực hiện bài tập và tốc độ không quá 24km/h

Bài Ghép xe song song thuộc bài 10 trong tổng 11 bài thi chính và 3 bài thi phụ. Được coi là mới và là một trong những bài thi khó trong hiện tại. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn thực hiện một số thao tác cơ bản của bài thi cần có trong lúc tập và thi lái xe. Cách đỗ xe song song(ghép ngang) được thực hiện các bước sau:
1. Trước hết ta cần phải quan sát đường biên, vạch vàng chạy theo chiều dọc đường biên, vạch cảm biến ( màu đen ) của khu đỗ xe trong bài thi khi cho xe đi vào khu đỗ của bài thi.
2. Cảm biến báo ” bắt đầu bài thi ghép xe vào nới đỗ theo chiều ngang” Ta cho xe đi vào song song với khoảng trống của khu đỗ xe cho xe đi qua khoảng trống để đỗ xe tới cây cộ biển báo, ta chú ý cây cột gắn biển hình chữ nhật ” Nơi đỗ xe ” màu nền xanh. cho xe đi tới cột biển báo đó, chú ý khoảng cách của xe với đường biên khoảng 70cm – 80cm. cho xe tới khi nhìn vai của mình ngang với cây cộ biển báo đó. Ta đánh vô lăng lái sang phải và tiến hành lùi xe khi xe nằm ở góc 45 độ với đường thẳng bên trong của khoảng đỗ thì dừng xe lại.


3. Tiếp đến ta đánh vô lăng sang trái khoảng nửa hành trình vô lăng và từ từ lùi vào khu đỗ, chỉnh cho xe vào đúng vị trí cần đỗ, nếu khi lùi xe vào khu đỗ ta thấy bánh sau bên phải vào sâu hoặc sát với vạch cảm biến màu đen thì ta chuyển sang số tới rồi đánh vô lăng sang phải và nhích tới trước sao cho xe song song với đường thẳng bên trong và song song với vạch vàng, vạch cảm biến Ta lùi xe vào vị trị yêu cầu.



4. Cảm biến xác nhận đã vào đúng vị trí ta đợi cảm biến báo xong ta chuyển sang số tới đánh vô lăng sang trái cho xe từ từ ra khỏi khu đỗ xe và tiếp đến bài thi ” qua ngã tư có đèn tín hiệu “    Chú ý: Bài thi này chỉ có 2 phút để hoàn thành, quá 2 phút sẽ bị chấm rớt, Làm sai quy trình cũng chấm trượt. Mong mọi người chú ý giành thời gian tập cẩn thận thi một lần đỗ luôn.
Áp dụng ngoài thực tế
  1. Xác định khoảng trống giữa 2 xe đủ để xe của ta vào được.
  2. Cho xe đi lên song song với xe đỗ phía trước khoảng cách từ xe đỗ phía trước tới xe của ta khoảng 50 đến 80cm.
  3. Lùi nếu xe ta ở trên xe đỗ phía trước, và tới nếu xe ta ở sau xe đỗ phía trước sao cho vai của ta ngang với hàng ghế sau của xe phía trước .
  4. Đánh lái sang phải và chuyển số lùi xe vào sao cho xe của ta ở góc 45 độ với đường biên bên trong khoảng đỗ .
  5. Đánh lái sang trái cho xe từ từ lùi vào khoảng đỗ
  6. chỉnh xe ngay ngắn đúng vị trí trong khoảng trống khu đỗ.
CHÚC BẠN THI LÁI XE  TỐT – THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

THI SÁT HẠCH LÁI XE

HỌC VÀ THI SÁT HẠCH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE THÀNH CÔNG

Sau bao ngày tháng học mệt mài, các học viên đã đến lúc kết thúc khoá học lái xe, học viên phải trải qua hai kỳ thi:

Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do Trung Tâm  tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, giám khảo là giáo viên của Trung Tâm . Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình.
Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.
Môn thi được coi là khó nhất và có nhiều người trượt nhất là thực hành lái xe trong sa hình. Trước đây, khi thi môn này giám khảo ngồi bên cạnh chấm điểm nên có thể không thấy hết lỗi hoặc châm chước cho hoặc có khi còn nhắc giúp cho nên làm thế nào, nhưng giờ thi xe có gắn chíp, người thi ngồi một mình trên xe, mọi lỗi đều được chip ghi nhận vào báo ngay cho học viên và báo  về trung tâm nên người học phải tự dựa vào sức mình.

THI LÝ THUYẾT
Thi lý thuyết tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sử dụng máy tính. Có tất cả 450 câu hỏi và đáp án. Do vậy ai thuộc cả 450 câu này thì coi như chắc ăn.
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, ...), khoá học và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 450 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Trong 30 câu thường có 15 câu lý thuyết chung, 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình.
Trong các câu hỏi về biển báo, thường người ta cho ba biển và hỏi ý nghĩa của một trong các biển đó. Chỗ này có thể có "bẫy". Ví dụ câu hỏi có dạng "Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?", bên dưới có ba hình vẽ và chú thích từ Hình 1 đến Hình 3. Sau đó là các phương án trả lời: 1. Hình 1. 2. Hình 2. 3. Hình 3. Nếu bạn thấy biển ở hình 2 là đúng thì chọn phương án trả lời là số 2. Nhưng rất có thể các phương án trả lời lại sắp xếp thế này: 1. Hình 1. 2. Hình 3. 3. Hình 2. Như vậy, cũng hình 2 là đúng nhưng phương án trả lời lại là số ... 3! Không đọc kỹ các câu trả lời mà ấn luôn số 2 là mất điểm đó.

Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.

Lý thuyết bạn phải đạt 26/30 điểm với B2 và 28/30 điểm với các hạng còn lại.
THI THỰC HÀNH:

11 Bài thi chính theo thứ tự sau: 
1. Xuất phát
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
4. Đi xe qua hàng đinh
5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
9. Tăng tốc, tăng số
10. Ghép xe vào nơi đỗ theo chiều ngang ( còn gọi là ghép song song )
11. Kết thúc
Cùng 3 Bài thi phụ: 
1. Tình huống khẩn cấp( sẽ suất hiện 1 trong 3 điểm thi trong quá trình thi)
2. Dừng xe trước đèn tín hiệu khi qua ngã 4
3. Lái xe ngoài đường trường
Trong 11 bài thi sát hạch lái xe ô tô Bài số 10 là bài mới là một trong những bài khó. Lời khuyên từ các trung tâm sát hạch lái xe nhắn tới các học viên nên chú tâm rèn luyện kỹ năng lái xe và kinh nghiệm lái xe trong khóa học và thực tế để có thể thi tốt phần thi này có 2 phút để bạn thực hiện.

THI ĐƯỜNG TRƯỜNG

        Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân trên thì kể như đã nắm chắc trong tay phần đỗ. Tuy nhiên cũng có người trượt cả phần này, nhưng chắc là thuộc hàng hiếm. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Nói chung, đến phần này gần như là phần làm thủ tục với bên Giám khảo, nên cũng sẽ có một số phát sinh nho nhỏ nhưng dễ chiu, chủ yếu sao để có được tấm bằng, nên học viên vẫn thường vui vẻ.
       Tóm lại: yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý,  những người một đời trải qua rất nhiều kỳ thi rồi nhưng kỳ thi sát hạch lái xe vẫn run, thi xong rồi ai cũng thấy nhẹ nhàng, và một câu muôn thuở "dễ ấy mà" trên khuôn mặt rạng rỡ của những người sẵn sàng cho việc lái xe.
Chúc các bạn thi tốt !

Lịch học lái xe tại trường PHƯƠNG NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE PHƯƠNG NAM

LỊCH ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A1, A2, B2, C
KHAI GIẢNG KHÓA MỚI THÁNG 06/2016
Khóa Thi Bằng Lái Xe Máy A1: khai giảng các ngày thứ 7 , CN hàng tuần
Khóa Thi Bằng Lái Xe Mô Tô A2: khai giảng các ngày thứ 2 hàng tuần
Khóa Học Lái Xe Ô Tô Hạng B2: khai giảng (đợt 1) 06/2016 
Khóa Học Lái Xe Ô Tô Tải Hạng C: khai giảng 06/2016 


LỊCH ĐÀO TẠO LÝ THUYẾT + THỰC HÀNH


I. HỌC LÝ THUYẾT: Theo quy định LGTĐBVN
- Địa chỉ phòng đào tạo học lý thuyết:
* Văn phòng 1 (trụ sở chính): Số 582 Đường 3 Tháng 2, P. 14, Q. 10, TPHCM.
* Văn phòng 2: Số 01 đường số 01, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân (công viên Phú Lâm).
* Văn phòng 3: Số 355 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh.
- Đăng ký học lý thuyết (tùy chọn): thứ 2, 4, 6 hoặc thứ 3, 5 , 7.
- Thời gian học linh hoạt do học viên tự lựa chọn để phù hợp với công việc.
- Phòng học máy lạnh Có 3 ca:
                                      + Ca sáng  : từ  09h00  –> 11h00
                                      + Ca chiều : từ 14h00  –> 16h00
                                      + Ca tối     : từ 18h00  –> 20h00
Giáo viên hướng dẫn tận tình, dễ hiểu, tỷ lệ đậu cao gần tuyệt đối 100%.

II. HỌC THỰC HÀNH LÁI XE: Theo quy định LGTĐBVN

Địa Điểm Đưa Rước Học thực hành của Trung Tâm Thành Công như sau:

1.  Số 63 đường TRƯỜNG SƠN, Phường 15, Quận 10 ( TRỤ SỞ CHÍNH )
2.  Số 256 – 258 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10 (Nhà Thi Đấu Phú Thọ )
3.  153 Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ngã Tư Hàng Xanh – Quận Bình Thạnh
4. Số 355 Lê Quang Định, P. 5, Quận Bình Thạnh
5. Bến Xe Miền Đông, P. 26, Quận Bình Thạnh
6. Chợ Bà Chểu, Quận Bình Thạnh
7. Nhà Thờ Thanh Đa, Cầu Bình Triệu, Cầu Kinh Thanh Đa, Quận Bình Thạnh
8.  Siêu Thị Big C - Số 1 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp
9. Công Viên Gia ịnh, Q. Phú Nhuận - Quận Gò Vấp
10.  Số 20D Cộng Hòa, P. 13, Quận Tân Bình (Cổng Graden Cộng Hòa).
11.  Công viên Lê Thị Riêng - CMT8 - phường 7 - Quận Tân Bình
12.  Siêu Thị Bình Tân, Đường số 19, Khu tên lửa, Quận Bình Tân
13. Số 1 Đường Số 1, P. An Lạc A, Qận Bình Tân
14. Số 77 A Chế Lan Viên - Quận Tân Phú
15. Coop- Mart Tân Phú, 787 Lũy Bán Bích, Quận Tân Phú
16. Siêu Thị AEON, Bờ Bao Tân Thắng, Quận Tân Phú
17.  TT Thương mại Lotte Mart - 469 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7
18. MerTro An Phú - Quận 2
19. Khu Du Lịch Đầm Sen, Quận 11
20.Chợ Hóc Môn, Huyện Hóc Môn
21. Bến Xe An Sương - Quận 12.
22. Chợ Tân Chánh Hiệp, Đường Tô Ký, Quận 12
23. Bến Xe Ngã Tư Ga, Quận 12
24. Siêu Thị Coopmart Rạch Miễu, Phan Xích Long, Quận Phú Nhuận
25. Số 1483 Nguyễn Cửu Phú, P. Tân Kiên - Quận Bình Chánh
26. C6/27 Phạm Hùng, Xã Bình Hưng, Quận Bình Chánh.
27. Cầu Vượt Ngã Tư Bình Phước – Chợ Nông Sản Thủ Đức – Quận Thủ Đức
28. Coop-Mart Thủ Đức - Ngã 4 Thủ Đức - Quận Thủ Đức
29. Coop- Mart Phú Lâm, Vòng Xoay Phú Lâm, Quận 6
30. Bến Xe Mền Tây, Quận 6

  Chương trình được chia làm 2 giai đoạn như sau:
  Học lái xe du lịch 4 - 9 chỗ ngồi, xe tải 3,5 tấn: Toyota Vios, Gentra .......

  A. HỌC LÁI XE GIAI ĐOẠN 1:
       - Học lái xe căn bản, thực hành đường trường, xa hình.

  B. HỌC LÁI XE GIAI ĐOẠN 2:
       - Ôn tập số giờ đường trường còn lại của Giai Đoạn 1 và thực hành sa hình.
       - Học ôn tập tại bãi tập cảm ứng Thành Công, từ 07h00 -> 17h00.
       - Học lái xe thiết bị, ôn thi và thi thử tại Trung Tâm Sát Hạch Thành Công, từ 07g00 -> 18g00.
       - Quý học viên được tùy chọn giờ học thực hành:
        + Bắt đầu 07h00 và kết thúc 17h00), nên đăng ký sớm để có nhiều giờ lựa chọn.
       - Mỗi học viên thực hành 3h - 4h/ 1 ngày có giáo viên đi kèm.
       - Quý học viên đăng ký giờ học tại văn phòng. Nếu nghỉ học, quý học viên vui lòng báo trước ít nhất 24h (1 ngày) để được học bù vào ngày khác.

 LƯU Ý:
 - Nếu quý học viên đi học đúng theo chương trình học của Trung Tâm, đi học đúng giờ, không bỏ giờ học, ….Thì tỷ lệ đậu của Qúy Anh/ Chị là gần như tuyệt đối 100%
 - Nếu quý học viên nào thi chưa đạt, Trung Tâm sẽ giải quyết ưu tiên:
            * Phần lý thuyết:    MIỄN PHÍ 2 lần toàn bộ lệ phí học và lệ phí thi lại.
            
* LỊCH HỌC LÁI XE Ô TÔ TẢI NHƯ SAU:
   Ngày chẵn : Thứ 2, 4, 6, CN
   Ngày lẻ      : Thứ 3, 5, 7

LỊCH THI VÀ CẤP PHÁT BẰNG LÁI XE Ô TÔ CÁC HẠNG

Các học viên sẽ trãi qua 2 kỳ thi để nhận bằng lái xe ô tô như sau:
* Kỳ thi tốt nghiệp: cấp chứng chỉ nghề của Trường Dạy Lái Xe THÀNH CÔNG (giá trị ngang với chứng chỉ trung cấp nghề)
- Ngày thi tốt nghiệp giao động từ 88 - 94 ngày (bắt đầu tính từ ngày khai giảng = 3 tháng) => Đối với bằng lái xe ô tô B2.
- Ngày thi tốt nghiệp giao động từ 175 - 185 ngày (bắt đầu tính từ ngày khai giảng = 6 tháng) => Đối vớibằng lái xe ô tô tải hạng C.
* Kỳ thi sát hạch: cấp bằng lái thẻ nhựa mới 2015 của Sở GTVT (bằng và hồ sơ giấy phép lái xe ô tô).
- Ngày thi sát hạch giao động từ 10-15 ngày (bắt đầu tính từ ngày thi tốt nghiệp) => Đối với bằng lái xe ô tô B2 và C.
Sau khi các học viên đã hoàn thành các khóa thi lái xe các hạng xong (thi đậu) thì học viên sẽ đến tại văn phòng Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNG để nhận bằng và hồ sơ. Ngày nhận bằng sẽ giao động từ 15-25 ngày tính từ ngày thi sát hạch. 
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
VĂN PHÒNG CHÍNH ĐĂNG KÝ GHI DANH NHẬP HỌC LÁI XE Ô TÔ TP.HCM: 
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TP. HCM
Trường Dạy Lái Xe ô Tô THÀNH CÔNG
Địa chỉ VP: Tòa nhà số 582 Đường 3 Tháng 2, P. 14, Q. 10, TPHCM.

Điện thoại: 0909 86 52 38 gặp Long (Phòng Tuyển Sinh & Đào Tạo)
Website: http://www.hoclaiotogiare.com/
0931 333 852